Địa chỉ: D1, Số 57 KDC Bắc Xuân An, P. Xuân An, Tp. Phan Thiết, Bình Thuận
Danh mục
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định
Slide mặc định

Tìm hiểu về ván công nghiệp

28/02/2019 1275 lượt xem
Trang chủ Tin tức

1. Các loại code gỗ công nghiệp thông dụng hiện nay:

Việc lựa chọn code gỗ công nghiệp làm nội thất liên quan trực tiếp đến độ bền. Chính vì thế, bạn cần tìm hiểu chi tiết về các loại code gỗ công nghiệp để có thể đưa ra sự lựa chọn hợp lý nhất. Các đơn vị nội thất trên thị trường hiện nay sử dụng chất liệu: gỗ MDF lõi xanh chống ẩm, gỗ MDF lõi thường, gỗ MFC ván dăm xanh chống ẩm. Dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết nhất về từng loại:

Các loại code gỗ công nghiệp được Nội Thất Việt cũng như các nhà sản xuất khác sử dụng để thi công nội thất hiện nay bao gồm: gỗ MDF lõi xanh chống ẩm An Cường, gỗ MFC lõi xanh chống ẩm, gỗ MDF lõi thường.

 Code gỗ công nghiệp MDF lõi xanh An Cường là loại code gỗ được sử dụng nhiều nhất trong thi công nội thất như: tủ bếp, tủ quần áo, giường ngủ.... Gỗ MDF lõi xanh được tạo nên từ bột gỗ kết hợp keo và các loại phụ gia công nghiệp khác được nén, ép ở nhiệt độ cao tạo nên tấm gỗ có kích thước tiêu chuẩn. Chính vì thế, bạn sẽ không còn nghi ngờ gì về độ bền, chắc, chống mối mọt và khả năng chống ẩm mốc cực tốt của loại gỗ này.

MDF lõi thường, là môt loại khác của MDF, gỗ MDF lõi thường có cấu tạo từ những bột gỗ mịn nhưng trong thành phần không có keo chống ẩm. Bởi vậy, loại gỗ này không có khả năng chống ẩm mốc nhưng độ bền và chắc chắn vân cực cao, Không cong vênh, co ngót, nứt nẻ. Với môi trường phòng ngủ không ẩm ướt như phòng bếp thì đây là sự lựa chọn hợp lý.

Ván dăm MFC chống ẩm

Ván dăm MFC xanh chống ẩm

 Có khả năng chống ẩm mốc tốt như gỗ MDF lõi xanh nhưng gỗ MFC ván dăm mang nhược điểm đó là độ bền, chắc chắn không được cao. Bởi gỗ được tạo nên từ các loại mùn gỗ, dăm gỗ nhỏ kết hợp keo, chất chống ẩm và các phụ gia công nghiệp khác và nén, ép ở nhiệt độ cao.

Tất cả các loại code gỗ công nghiệp trên có khả năng chống cong vênh, co ngót, nứt nẻ, chống mọt tấn công. Và chúng chỉ bị ẩm, mốc khi tiếp xúc trực tiếp với môi trường. Tuy nhiên, khi được phủ kín về mặt và dán mép cạnh bằng Melamine, Laminate, Acrylic, Veneer hay sơn bệt,… thì lại có khả năng chống ẩm mốc cực tốt, tính thẩm mỹ cực cao. 

2. Các loại bề mặt phủ trên code gỗ công nghiệp:

Và để đảm bảo được độ bền đẹp, tính thẩm mỹ cao cho nội thất nhà bạn thì bề mặt phủ trên code gỗ được rất nhiều gia chủ quan tâm. Như đã đề cập ở trên, các loại bề mặt phủ trên code gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay là: Melamine, Laminate, Acrylic, Veneer hoặc sơn bệt.

Bề mặt dán melamine sần có khả năng chống trầy xước, dày khoảng 0,2 – 0,3mm

Laminate có khả năng chống trầy xước cực cao bởi bề mặt sần, dày khoảng 0,5 – 0,8mm
Acrylic là loại bề mặt dán mang đặc trưng bề mặt bóng gương, dán cạnh không đường line bền đẹp
Bề mặt dán acrylic mang đặc trưng sáng bóng như gương cực kì hiện đại, tinh tế. Bên cạnh đó, acrylic được dán cạnh không đường line bởi những loại máy móc, trang thiết bị tiên tiến nhất của Công ty An Cường đảm bảo tính thẩm mỹ tối đa và độ bền cao cùng năm tháng.
 
Bề mặt veneer được lạng mỏng từ gỗ tự nhiên, độ dày khoảng 0,3-0,5mm
Veneer là một loại bề mặt được tạo nên từ việc lạng mỏng vỏ gỗ tự nhiên với độ dày chỉ khoảng 0,3 – 0,5mm. Do được lạng mỏng từ gỗ tự nhiên nên nhược điểm của loại này đó là không đa dạng màu sắc như 3 loại bề mặt trên. Tuy nhiên, màu sắc vân gỗ rõ ràng, sắc nét. Bề mặt Veneer không những vẫn giữ được vẻ đẹp của gỗ tự nhiên mà còn có thể được ghép vân để tạo ra những mẫu thiết kế mới lạ và độc đáo.
 
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về từng loại chất liệu để bạn có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Nếu bạn vẫn chưa lựa chọn được loại vật liệu nào hoặc chưa có ý tưởng thiết kế không gian nội thất Phòng ngủ, Phòng khách hay Phòng bếp ra sao thì hãy liên hệ ngay với Nội Thất Việt theo số Hotline: 08 2324 8282 (Mr Văn)
Bài viết cùng chuyên mục
Top